Dịch Ebola gây chết người có nguy cơ vào Việt Nam

“Dịch Ebola gây chết người có nguy cơ xâm nhập Việt Nam rất lớn. 90% số người nhiễm virus Ebola có thể tử vong”.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, khẳng định bên lề Hội nghị trực tuyến về dịch bệnh diễn ra chiều nay (8/6).

Chưa có vắc xin phòng virus Ebola

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, sốt xuất huyết do virus Ebola là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh này được xếp vào nhóm A trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Ông Long cho biết, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, từ tháng 12/2013 đên 31/7/2014 đã ghi nhận 1.201 trường hợp nhiễm vi rút Ebola trong đó có 672 trường hợp tử vong tại 3 nước vùng Tây  Phi.

Trước tình hình diễn biến dịch Ebola, Thứ trưởng Bộ Y tế lo ngại virus Ebola có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam.

“Đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh nhiễm virus Ebola từ các quốc gia khác. Tuy nhiên, nguy cơ xâm nhập virus Ebola vào Việt Nam rất lớn”, Thứ trưởng Long nói.

Thứ trưởng Long cho biết, người mắc bệnh do virus Ebola thường xuất hiện các triệu chứng như: sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng, nôn, ỉa chảy, phát ban, suy thận, suy gan. Một số trường hợp bị chảy máu trong nội tạng và chảy máu ngoài. Thời gian ủ bệnh là từ 2 đến 21 ngày. Bệnh nhân dễ lây truyền bệnh ngay khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng.

Dịch Ebola gây chết người có nguy cơ vào Việt Nam - 1

Virus Ebola lây truyền từ người sang người

Người dân nên đến ngay cơ sở y tế nếu sống trong khu vực có dịch bệnh do virus Ebola hay khi tiếp xúc với người nhiễm hay nghi ngờ nhiễm virus Ebola và xuất hiện các triệu chứng của bệnh.

Bất kỳ trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nào cũng cần được thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc, giảm nguy cơ tử vong.

Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh do virus Ebola. Do đó, nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ của bệnh và các biện pháp phòng tránh cho người dân hiện là biện pháp duy nhất để giảm số ca mắc và tử vong do virus Ebola.

Bộ Y tế khuyến cáo, khi đi du lịch người dân tránh tiếp xúc với người mắc bệnh. Nếu khách du lịch đã từng ở nơi có trường hợp mắc mới được thông báo, nên theo dõi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh đến ngay cơ sở y tế.

Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu bệnh đầu tiên; nhân viên chăm sóc cho người du lịch trở về từ các vùng bị ảnh hưởng nếu thấy xuất hiện các triệu chứng tương tự cần cân nhắc khả năng có thể bị mắc bệnh do virus Ebola.

Ngoài ra, cần tránh tiếp xúc với các động vật có nguy cơ cao nhiễm virus Ebola tại khu vực có rừng nhiệt đới, không giết mổ động vật nghi ngờ bị nhiễm bệnh. Thịt và tiết canh của động vật nên được nấu chín kỹ trước khi ăn.

Thứ trưởng Long khẳng định, đến nay Bộ Y tế đã cung cấp thông tin và khuyến cáo biện pháp phòng, chống dịch bệnh Ebola để người dân chủ động phòng chống.

“Dịch Ebola có thể xảy ra do đó Bộ Y tế đã thực hiện các biện pháp quyết liệt các biện pháp cần thiết. Bộ Y tế chỉ đạo các cửa khẩu, thực hiện tờ khai y tế đối với các biện pháp cần thiết như: chuẩn bị thuốc men, trang thiết bị…”, Thứ trưởng Bộ Y tế nói.

Bùng phát chưa từng có trong lịch sử

Mới đây, Tổng giám đốc WHO Margaret Chan cho biết, đây là đợt bùng phát dịch Ebola nhanh chưa từng có, đi kèm với những thách thức khôn lường và rất khó kiểm soát. Nguyên nhân của dịch là do một chủng virus gây chết người nguy hiểm nhất trong dòng họ virus Ebola.

Ngoài ra, dịch diễn ra tại những khu vực có dân di biến động qua biên giới và lây truyền qua đường hàng không. Điều này trái ngược với những gì diễn ra trong các vụ dịch trước đây. Bệnh lây cho cả một số lớn cán cán bộ y tế, 60 người đã tử vong.

“Vụ dịch này lan truyền nhanh hơn những nỗ lực kiểm soát và phòng chống. Nếu tình hình tiếp tục trở nên xấu hơn, hậu quả có thể rất thảm khốc, nhiều sinh mạng sẽ mất, kinh tế xã hội sẽ suy thoái trầm trọng và nguy cơ dịch sẽ lan truyền sang các nước khác là rất lớn”, bà Chan nhận định.

Theo bà Ebola không phải virus tồn tại trong không khí mà lây truyền sang người khi tiếp xúc gần với dịch thể của người nhiễm hay chết do nhiễm virus.

Nguy cơ lây nhiễm virus trong cộng đồng dân cư là không cao. Tuy nhiên, chính phủ các nước và cộng đồng quốc tế không nên để virus này lưu hành rộng rãi và trong thời gian dài trong dân cư.

“Sự biến đổi liên tục và dễ thích nghi là cơ chế sinh tồn của virus và các vi khuẩn khác. Vì vậy, chúng ta không nên tạo cho loại virus này những cơ hội tồn tại mạnh mẽ hơn”, Tiến sĩ Chan nói.

Triệu chứng mắc bệnh do virus Ebola

Người mắc bệnh do virus Ebola thường xuất hiện các triệu chứng sau: sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng. Tiếp theo là các triệu chứng nôn, ỉa chảy, phát ban, suy thận, suy gan. Một số trường hợp bị chảy máu trong nội tạng và chảy máu ngoài. Thời gian ủ bệnh là từ 2 đến 21 ngày. Bệnh nhân dễ lây truyền bệnh ngay khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng.

Người dân nên đến ngay cơ sở y tế nếu sống trong khu vực có dịch bệnh do virus Ebola hay khi tiếp xúc với người nhiễm hay nghi ngờ nhiễm virus Ebola và xuất hiện các triệu chứng của bệnh.

Bất kỳ trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nào cũng cần được thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc, giảm nguy cơ tử vong.

Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh do virus Ebola. Do đó, nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ của bệnh và các biện pháp phòng tránh cho người dân hiện là biện pháp duy nhất để giảm số ca mắc và tử vong do virus Ebola.

(Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế)

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Dịch Ebola tồi tệ nhất trong lịch sử Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN